Công nghệ RFID là gì? Là một loại thẻ đọc gắn chíp dùng kết nối sóng vô tuyến để xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể, cho phép dữ liệu trên một con chip được đọc một cách không tiếp xúc qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 0.5m đến 10m.
Ưu điểm của công nghệ này đó là không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Có một vài loại thẻ có thể đọc được xuyên qua tất cả các loại môi trường, vật liệu mà các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
Nội dung
1. Công nghệ RFID có những phần nào?
Công nghệ RFID bao gồm:
- Thẻ RFID đây là thẻ gắn chip và ăng-ten, gồm thẻ Passive tags (thẻ bị động) và Active (thẻ chủ động). Thẻ RFID bị động là thẻ được cấp năng lượng từ sóng vô tuyến phát ra từ đầu đọc RFID cho việc truy vấn dữ liệu, hoạt động trong phạm vi vài cm đến vài m. Thẻ RFID chủ động là loại thẻ được cung cấp năng lượng từ pin, có thể đọc ở khoảng cách xa lên đến vài trăm mét.
- Thiết bị đọc thẻ RFID: Dùng để đọc những thông tin từ thẻ, bao gồm đầu đọc cố định hoặc di động tuỳ vào mục đích và nhu cầu sử dụng.
- Ăng ten: thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc, thiết bị đọc phát ra tín hiệu sóng để kích hoạt và truyền nhận với thẻ.
- Phần mềm vi tính: Hệ thống thu nhận, xử lý dữ liệu, đáp ứng yêu cầu về giám sát, thống kê và điều khiển trong hệ thống RFID.
2. Đặc điểm của công nghệ RFID
- Điểm khác biệt với mã vạch là RFID không sử dụng tia sáng như mã vạch mà RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio.
- Các thông tin ở trên chip có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý hoặc chạm gần.
- Điều đặc biệt mà ở các công nghệ khác không có là công nghệ RFID có thể đọc được xuyên qua môi trường khắc nghiệt như là bê tông, tuyết, sương mù,….
- Công nghệ RFID thường được sử dụng ở tần số 125Khz hoặc 900Mhz.
3. Nguyên lý hoạt động

4. Ưu, nhược điểm của hệ thống RFID
Ưu điểm
- Tạo ra khả năng đọc với khoảng cách lớn, phạm vi rộng.
- Chỉ cần để thẻ RFID nằm trong vùng tần số phát ra của đầu đọc thẻ là có thể quét được.
- Đọc với một tốc độ nhanh.
- Mức độ bảo mật cao, kho lưu trữ lớn do tất cả các dữ liệu được mã hoá và có thể thiết lập mật khẩu.
- Sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là quản lý con người.
Nhược điểm
- Giá thành cao, đắt đỏ hơn so với công nghệ mã vạch thông thường.
- Đầu đọc thẻ dễ xung đột khi đọc thẻ RFID đi qua kim loại hoặc chất lỏng.
- Có thể phát ra tín hiệu tần số, bởi vậy nếu hai đầu đọc cùng phát ra hai tần số thì một thẻ đi qua sẽ không biết liên lạc với đầu đọc nào.
5. Ứng dụng của công nghệ RFID
- Quản lý chuỗi cung ứng, hàng tồn kho.
- Quản lý theo dõi các tài liệu và file với RFID.
- Tự động hóa thư viện, kho thành phẩm với RFID.
- Trực tiếp theo dõi các phương tiện vận chuyển trong chuỗi cung ứng .
- Có thể sử dụng để định vị theo vết cá nhân.
Nhà xưởng Hà Nội: Lô 44D, kcn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Nhà xưởng HCM: 1/21A , đường Bà Điểm 4, ấp Tiền lân, xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, tp HCM
Gmail: print.vietnam.ld@gmail.com
Liên hệ: 0985.657.186