7 chất liệu thường dùng trong in tem nhãn decal hiện nay

Hiện này, hầu hết tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều đang sử dụng tem dán cho sản phẩm của mình. Các sản phẩm tem dán hiện nay được tạo ra từ nhiều loại chất liệu in tem nhãn khác nhau. Mỗi chất liệu đều có những đặc điểm riêng và tạo ra những mẫu tem nhãn phù hợp với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người, khách hàng có thể tự chọn cho mình loại chất liệu phù hợp nhất với sản phẩm, mặt hàng cần dán. Tham khảo bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy các loại chất liệu thường dùng để in tem.

1. Decal giấy

chất liệu tem nhãn
Chất liệu in tem nhãn giấy

Decal giấy là thường được dùng cho sản phẩm trong nhà và bao bì sản phẩm thông thường. Tem nhãn từ decal giấy có bề mặt mịn, dễ in, và chi phí thấp. Dù không bền như decal nhựa, decal giấy phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng nhanh chóng.

Chất liệu giấy có các đặc tính khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau như: giấy không tráng phủ bề mặt và giấy có tráng phủ bề mặt.

Giấy không tráng phủ bề mặt 

Bề mặt của loại giấy này thô, ráp, không nhẵn, không mịn khi sờ vào mặt giấy, độ bám mực tốt, có thể dùng bút mực viết lên mặt giấy. Tùy từng loại giấy mà chất lượng hình ảnh in trên đó khác nhau.

Tuy nhiên, giấy không tráng phủ có chất lượng in kém hơn so với giấy có tráng phủ nên ít được sử dụng để in decal. Giấy kraft là loại giấy không tráng phủ duy nhất thường được sử dụng để in decal. Giấy kraft là một loại giấy được sử dụng để làm bao xi măng. Nó được làm từ bột giấy hóa học gỗ mềm được xử lý bằng quy trình giấy kraft.

Loại giấy này có bề mặt sắc nét, nhám, mềm và thường có hai màu chính là nâu và vàng. Giấy kraft thường được dùng để dán lên các sản phẩm thiên nhiên, bao bì như: mỹ phẩm thiên nhiên, hoa quả sấy khô, bánh kẹo đựng trong lọ thủy tinh, túi giấy, cốc giấy…

Giấy có tráng phủ bề mặt

Đây là loại giấy có phủ một lớp phụ gia (thường là cao lanh trộn với nhựa thông). Lớp phủ lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt của giấy. Nó làm cho giấy mịn hơn và cải thiện độ mờ cũng như khả năng hấp thụ màu sắc.

Loại giấy này có chất lượng in đẹp, bóng nên được sử dụng rộng rãi để in decal, tem nhãn. Loại giấy tráng phổ biến nhất để in decal là giấy couche, còn có tên gọi khác là Coated Art Paper. Giấy có màu trắng, bề mặt phủ cao lanh mịn, láng. Giấy có độ sáng và độ che phủ tốt, khả năng hút mực mạnh và giữ mực tốt.

Có thể in trên hầu hết các sản phẩm: nhãn mỹ phẩm, nhãn bánh kẹo, nhãn mác đồ gia dụng, nhãn mác quần áo, giày dép,…

In tem nhãn thường được thực hiện bằng công nghệ in offset hoặc công nghệ in flexo. Đây là kỹ thuật in hiện đại có thể in với số lượng lớn, tốc độ cao và giá thành rẻ. Trong đó, in tem nhãn cuộn flexo được ưa chuộng hơn cả vì in tem nhãn cuộn tương thích với các hệ thống máy in tem nhãn tự động của các doanh nghiệp hiện nay, tiết kiệm chi phí, thời gian và sức lực.

2. Decal nhựa pp

Decal nhựa là loại decal có chất liệu bền, dẻo, chịu được va đập trong quá trình vận chuyển. Nhãn decal nhựa thường được dùng để dán nhãn, đóng gói sản phẩm với điều kiện có thể sử dụng và di chuyển được. Ngoài ra, nhãn cung cấp hình dạng, kích thước và màu sắc.

3. Decal PVC

Nhựa PVC hay còn gọi là nhựa sữa được đánh giá cao về độ bền và khả năng bám dính chắc chắn trên bề mặt sản phẩm. Hơn nữa, màu trắng sữa đặc trưng cũng giúp tem nhãn trở nên nổi bật, khác biệt hơn hẳn các sản phẩm khác.

4. Decal bạc

chất liệu tem
Tem nhãn chất liệu bạc

Decal thiếc này có nhiều loại khác nhau, tùy vào sở thích và tính hữu dụng của nó mà được các khách hàng lựa chọn phù hợp như: decal thiếc bóng (decal gương), decal thiếc mờ. Hai loại này thường được sử dụng trong việc in các thông số kỹ thuật của máy tính, đồ điện tử, … , loại này thường phải cán một lớp màng lên để tránh mất thông tin sau một thời gian in lên, vì rất dễ bị bong tróc.

5. Decal trong

chất liệu tem

Là loại decal khi bóc ra trong suốt, có thể nhìn xuyên thấu. Thường được sử dụng trong các việc in logo, mà khách hàng muốn lộ hình ảnh sản phẩm rõ nét hoặc màu sắc bên trong sản phẩm.

6. Decal 7 màu

Tem nhãn 7 màu hay còn được gọi là tem hologram. Loại tem nhãn này thường được dùng để làm tem niêm phong cho nhiều mặt hàng, sản phẩm. Đối với loại tem nhãn này, khi khách hàng nhìn theo một chiều hướng khác thì màu sắc nhìn được cũng khác đi. 

Sở dĩ, tem nhãn được sử dụng phổ biến bởi nó khó bị làm giả. Khi dán lên sản phẩm sẽ giúp khách hàng phân biệt hàng chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Decal 7 màu là lựa chọn nổi bật cho các sản phẩm cao cấp, tạo hiệu ứng ánh sáng lấp lánh, hấp dẫn. Loại tem này thường được áp dụng cho ngành trang sức, mỹ phẩm cao cấp và đồ điện tử. Độ bền cao và khả năng chống nước giúp decal 7 màu duy trì lâu dài trên sản phẩm.

7. Decal vỡ 

chất liệu tem tem vo

Các loại tem nhãn dạng vỡ được làm từ loại giấy có cấu trúc yếu nên rất dễ bị rách, vỡ khi bị lực tác động vào. 

Loại tem nhãn này chỉ sử dụng được một lần duy nhất. Khi gỡ và dán tem vào bề mặt hàng hóa, sản phẩm, lớp keo dán sẽ nhanh chóng khô đi. Lúc này, nếu cố tình bóc gỡ tem nhãn sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh, không còn nguyên vẹn.

Decal vỡ là lựa chọn lý tưởng cho sản phẩm cần bảo vệ chống giả mạo. Khi dán lên sản phẩm, decal sẽ bị vỡ nếu bị gỡ ra, ngăn chặn việc tái sử dụng và giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm chính hãng.

Để được tư vấn hoặc tìm kiếm nơi in tem uy tín thì mời bạn liên hệ đến 

Đặt in online

  • Gửi file sản phẩm đến email: print.vietnam.ld@gmail.com
  • Tư vấn, đặt hàng và báo giá qua số hotline/zalo: 0985.657.186

Đặt in trực tiếp:

Bạn có thể đến công ty để thăm quan sẽ có nhân viên tư vấn cũng như giới thiệu về các đầu máy móc, quy trình chi tiết cho bạn 

Công ty cổ phần PVN

Nhà xưởng Hà Nội: Lô 44D, kcn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

Nhà xưởng HCM: 1/21A , đường Bà Điểm 4, ấp Tiền lân, xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, tp HCM

SĐT: 0985.657.186

Công ty cổ phần PVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *