Nội dung
1. Các quy định về hiệu suất năng lượng áp dụng đối với dán nhãn năng lượng máy in
→ Quyết định số 04/2017/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện,thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
→ Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương (bao gồm văn bản sửa đổi và hợp nhất thành Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 24/03/2020) quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị do Bộ Công thương quản lý.
→ TCVN 9509:2012 – Máy in – Hiệu suất năng lượng (đang áp dụng)
2. Máy in nào bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng?
Điều 1 của TCVN 9509:2012 quy định phạm vi áp dụng
“Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy in có định dạng chuẩn.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị thực hiện nhiều chức năng của máy photocopy, máy fax và máy quét.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy in khổ lớn và các máy in chuyên dụng có tốc độ lớn hơn hoặc bằng 60 ipm.”
Khoản 3.1 của TCVN 9509:2012 về định dạng chuẩn
“3.1. Máy in có định dạng chuẩn (standard format printer)
Máy in được thiết kế cho các khổ giấy tiêu chuẩn (A4, B4, A3, v.v…). Máy in có định dạng chuẩn cũng có khả năng in các khổ giấy nhỏ hơn. Tuy nhiên, định nghĩa này không bao gồm các máy in được thiết kế để in các khổ giấy lớn như A2 hoặc lớn hơn hoặc được thiết kế riêng để in các khổ giấy nhỏ.”
Khoản 3.2 của TCVN 9509:2012 về tốc độ in
“3.2. Tốc độ in (printer speed)
Tốc độ quy định của máy in được lấy theo tốc độ in một hình ảnh đơn sắc. Nhìn chung một trang A4 được in một mặt trong một phút được tính là một ảnh trên phút (ipm). Tốc độ in sẽ được qui đổi ra đơn vị ipm và được lấy là số nguyên gần nhất.”
3. Vậy loại máy in nào phải dán nhãn năng lượng?
Căn cứ theo các phân tích kể trên ta có thể kết luận các loại máy in thông thường dụng cho văn phòng như máy in laser, máy in kỹ thuật số sẽ thuộc phạm vi áp dụng hiệu suất năng lượng bắt buộc. Các loại máy in không thuộc diện phải áp dụng hiệu suất năng lượng bao gồm:
- Máy in có thể in khổ giấy lớn hơn A3: Đây là loại máy in công nghiệp sử dụng trong nhà máy hoặc phục vụ mục đích in đặc thù ví dụ như máy in flexo, máy in offset, máy in ống đồng, máy in lụa. Trong một số trường hợp hiếm gặp, máy in văn phòng cũng có thể in được khổ giấy A2. Loại máy in này không phải kiểm tra hiệu suất năng lượng nhưng thường sẽ thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu máy in hoặc khai báo nhập khẩu máy in
- Máy in thiết kế để in khổ giấy nhỏ phi tiêu chuẩn: Là loại máy in thường dùng để in hóa đơn thanh toán khổ nhỏ trong các cửa hàng, in nhãn sản phẩm sử dụng trong nhà máy. Loại máy in này thường sử dụng kỹ thuật in nhiệt, tiếng Anh gọi là thermal printer rất phổ biến trong các cửa hàng tiện lợi hoặc các xưởng sản xuất.
- Máy in có tốc độ cao trên 60 ppm: Thông thường là loại máy in đa năng có kết hợp khả năng photocopy hoặc scan, thiết kế in được với tốc độ cao hơn 60 ppm (page per minute) giấy A4. Đây là loại máy in thường sử dụng để kinh doanh trong các cửa hàng dịch vụ in ấn, nhưng cũng có trường hợp sử dụng ở các văn phòng hiện đại của các công ty lớn.
4. Mẫu nhãn tiết kiệm năng lượng sử dụng cho máy in
Nhãn tiết kiệm năng lượng bao gồm 2 loại là “nhãn so sánh” và “nhãn xác nhận” áp dụng đối với từng loại sản phẩm khác nhau.
Dán nhãn năng lượng máy in được sử dụng tiết kiệm năng lượng xác nhận:
→ Nhãn năng lượng xác nhận có hình tam giác, nền xanh lá.
→ Nhãn năng lượng xác nhận chỉ có ý nghĩa xác nhận sản phẩm đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
→ Nhãn năng lượng xác nhận không cung cấp cụ thể mức hiệu suất đạt được cụ thể là bao nhiêu
→ Nhãn năng lượng xác nhận không dùng được để so sánh mức tiết kiệm năng lượng của sản phẩm này so với sản phẩm khác
→ Nhãn năng lượng xác nhận thường được sử dụng cho các sản phẩm được cho là có mức tiêu thụ năng lượng nhỏ hơn, nhưng có thời gian sử dụng dài