Một tem nhãn đẹp, hoàn hảo là một tem nhãn có thiết kế đặc sắc, độc đáo, có màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên để tem nhãn ý trở lên hấp dẫn hơn và có thể thu hút được người dùng nhiều hơn thì bạn nên sử dụng thêm công nghệ ép nhũ, ép kim. Bài viết dưới đây là những thông tin về tem ép nhũ, ép kim và công nghệ ép nhũ bạn có thể tham khảo qua.
Nội dung
1. Kỹ thuật ép nhũ, ép kim là gì?
Ép kim, ép nhũ đều là những kỹ thuật lâu đời được sử dụng trong ngành in, với mục đích giúp sản phẩm in ấn trở nên ấn tượng, cao cấp hơn. Kỹ thuật ép nhũ, ép kim được thực hiện trên giấy, da… ứng dụng trong làm bao thư, folder, card visit, làm bài da simili…

1.1. Ép kim là gì?
Ép kim là kỹ thuật ép nóng, sử dụng lực ép lớn cùng nhiệt để ép lớp kim loại mỏng lên giấy hay da. Do đó, để ép kim thì cần sử dụng khuôn, có 2 loại khuôn phổ biến hiện nay là khuôn kẽm và đồng.
Khuôn kẽm được sử dụng phổ biến hơn trong ép kim, giá thành rẻ, nhanh chóng. Ép kim trên mẫu card visit hay các ấn phẩm khác thường dùng ép kim toàn bộ nội dung, dập nổi dập chìm, ép kim phủ UV, ép kim bồi 3D…
1.2. Ép nhũ là gì?
Ép nhũ là một kỹ thuật ép lạnh sử dụng loại mực nhũ đặc biệt, không sử dụng khuôn ép nhiệt mà dùng luôn máy in mực nhũ in trên ấn phẩm. Màu sắc lựa chọn trong ép nhũ, ép kim đều rất đa dạng, tùy yêu cầu lựa chọn của khách hàng, nhưng thông dụng nhất vẫn là màu bạc sliver, vàng Golden, tím, trắng camay, màu xanh…Ép kim và ép nhũ đều ra đời từ rất lâu trong ngành in ấn, nhưng với tính hiệu quả tiện lợi mà đến nay hai kĩ thuật này vẫn được áp dụng.
2. Khám phá kỹ thuật ép kim (ép nóng) và kỹ thuật ép nhũ (ép lạnh)
Có hai loại ép nhũ phổ biến hiện nay là ép kim nóng và ép nhũ lạnh, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng biệt.
2.1. Công nghệ ép kim nóng
Công nghệ ép nhũ nóng là một quy trình thành phẩm sau in được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có bề mặt nhẵn, bóng và đẹp mắt, nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Ép nhũ nóng là việc sử dụng nhiệt để ép giấy kim loại lên bề mặt của sản phẩm, dựa trên các hình ảnh hay dòng chữ đã được thiết kế từ trước.
Việc sử dụng các cuộn nhũ có lớp màng nhũ thay cho mực in giúp bạn dễ dàng thay đổi một màu nhũ một cách nhanh chóng bằng việc thay cuộn nhũ khác.
Quy trình ép nhũ nóng
Bước 1: Dán khuôn ép lên bàn dập trên
Bước 2: Dán tay kê lên bàn dập dưới
Bước 3: Lót ống
Bước 4: Chỉnh bộ phận căng nhũ
Bước 5: Chọn chế độ ép
Bước 6: Chỉnh sửa, ép thử
Bước 7: Ép sản lượng
Tuy nhiên khi áp dụng công nghệ ép nhũ nóng có nhược điểm lớn đó là không gia công được trên các chất liệu có khả năng chịu nhiệt kém.
Cấu trúc màng nhũ nóng
Đối với công nghệ ép nhũ nóng thì lớp màng nhũ ở dạng khô có tuổi thọ trung bình thấp nhất là 1 năm nếu bảo quản ở điều kiện bình thường.
Cấu trúc của màng nhũ theo hướng từ khuôn ép nhũ xuống vật liệu cần ép bao gồm các lớp:
- Lớp màng dẫn (Carrier layer)
- Lớp tách dính (Release layer)
- Lớp phủ lacquer hoặc màu bề mặt (top lacquer or color coat)
- Lớp kim loại (Metallization)
- Lớp keo (Adhesive layer)
2.2. Công nghệ ép nhũ lạnh
Ép nhũ lạnh cũng sử dụng nguyên liệu là màng nhũ, nhưng cấu tạo khác với màng nhũ của phương pháp ép nhũ nóng.
Cấu trúc màng nhũ lạnh
- Lớp Polyester (Lapcan): 10-25 micron.
- Lớp đệm (sẽ bị chảy và tách ra dưới tác động của tia UV): 0.1-0.5 micron.
- Lớp lắc tạo màu cho màng nhũ: 1-3 micron.
- Lớp Nhôm mỏng (tạo ánh kim): khoảng 0.05 micron.
- Lớp keo dính.
Quy trình Ép nhũ lạnh:
Công nghệ ép nhũ lạnh thường dùng trên in ép nhũ máy in dạng cuộn. Thành phẩm sau khi in đủ các màu mực sẽ phải đi qua một đơn vị in nữa. Tại đây nó được in thêm một lớp keo UV lên vị trí cần ép nhũ lạnh. Màng nhũ sẽ được ghép sát vào lớp thành phẩm in nhờ một cặp lô ép.
Tiếp theo đưa nó qua bộ phận sấy UV để nhũ được truyền từ màng nhũ sang và dính chặt trên thành phẩm in ở các vị trí có keo dán. Cuối cùng phần còn lại của màng nhũ được tách ra và được thu hồi lại.
Ưu điểm của ép nhũ lạnh:
- Không đòi hỏi phải có một thiết bị riêng có thể sử dụng chính một đơn vị in của máy in để in keo UV.
- Quá trình tạo bản (để in UV) dễ thực hiện và rẻ hơn việc làm bản klische ép nhũ nóng.
- Định vị khi ép chính xác và dễ dàng hơn .
- Có thể ép được trên các vật liệu mỏng, vật liệu không có khả năng chịu nhiệt (màng, decal nhựa….).
- Một số nhũ lạnh có độ trong suốt tương đối nên có thể nhìn thấy một phần hình ảnh bên dưới lớp nhũ tạo ra hiệu ứng khác lạ.
- Có thể ép nhũ có tram mịn hơn so với ép nóng.
- Có thể ép được các mảng có diện tích lớn.
- Tốc độ ép cao 60-120m/phút.
Nhược điểm của ép nhũ lạnh:
Nhược điểm chính của ép nhũ lạnh là khả năng bị lem cao do tính dễ tách dính ra khỏi đế hơn so với nhũ nóng, hơn nữa ép nhũ lạnh chỉ phù hợp với các vật liệu có bề mặt bóng.
Ép nhũ lạnh ra đời sau phương pháp ép nhũ nóng và vẫn còn mới mẻ đối với nhiều nhà in, đặc biệt là các nhà in chỉ chuyên về in Offset. Tuy nhiên ép nhũ lạnh là phương pháp gia công không thể thay thế được đối với nhiều loại ấn phẩm. Với việc bao bì, tem nhãn chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong các sản phẩm in và sự xuất hiện của các máy in lai (sử dụng nhiều phương pháp in trên cùng một máy in) ép nhũ lạnh sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
3. So sánh hai kỹ thuật ép kim (ép nóng) và ép nhũ (ép lạnh)
Nếu như gia công làm đẹp cho ấn phẩm in ấn vật liệu giấy thì có nhiều lựa chọn ngoài ép kim, ép nhũ tuy nhiên bìa da thì không nhiều. Về hình thức, ép kim, ép nhũ khá giống nhau, tuy nhiên hai kĩ thuật này có nhiều sự khác biệt mà bạn cần biết:
3.1. Lịch sử ra đời
Kỹ thuật ép kim ra đời trước kỹ thuật ép nhũ, đến nay hai phương pháp này đều vẫn được sử dụng trong in ấn.
3.2. Thời gian hoàn thành
Ép nhũ thực hiện nhanh, lấy ngay.
Nếu xét theo thời gian hoàn thành quy trình thì ép kim tất nhiên sẽ lâu hơn so với ép nhũ. Bởi ép kim cần sử dụng khuôn, do đó cần làm khuôn, thử khuôn, sau đó mới ép, còn ép nhũ sử dụng máy in nhũ nên rất nhanh.
3.3. Chi phí
Về chi phí thì có thể thấy hai kỹ thuật ép kim, ép nhũ đều ngang tầm nhau. Mặc dù ép nhũ nhanh hơn ép kim rất nhiều nhưng bù lại, ép kim lại tạo độ nhún nhất định trên sản phẩm.
3.4. Thẩm mỹ, chất lượng
Xét về tính thẩm mỹ, chất lượng thì ép kim vượt trội hơn cả so với ép nhũ. Bởi tạo độ lún nhất định, sử dụng khuôn nên ép kim trông đẹp hơn, cao cấp chuyên nghiệp hơn.
Nếu để ý kĩ, nhất là mẫu in card visit ép nhũ, bạn sẽ thấy phần in rất hời hợt, dễ bong tróc, còn sử dụng khuôn ép kim thì chất lượng màu sắc tốt hơn, đồng đều, bám dính cũng tốt hơn.
Như vậy, với chi phí như nhau nhưng mỗi phương pháp ép kim, ép nhũ lại có ưu điểm riêng, nhược điểm riêng. Tùy theo yêu cầu in ấn mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Ví dụ nếu bạn cần in nhanh, lấy gấp với số lượng không quá lớn thì không thể chờ làm khuôn ép kim được, lúc này kỹ thuật ép nhũ sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, với số lượng in lớn, yêu cầu thẩm mỹ cao, chất lượng tốt, chuyên nghiệp thì ép kim là lựa chọn dành cho bạn.
4. Những điều cần chú ý khi thực hiện ép nhũ, ép kim
Dù là ép kim hay ép nhũ thì khi thực hiện bạn cũng nên chú ý một số điều sau:
- Chọn cơ sở in ấn chất lượng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng bạn nhận được luôn tốt nhất. Bạn có thể tham khảo các cơ sở in ấn được người thân, bạn bè giới thiệu hoặc tìm từ những nguồn tin cậy.
- Phải tham khảo giá thành trước khi quyết định. Bởi giá thành ảnh hưởng rất lớn đế đến chất lượng dịch vụ. Không nên ham giá rẻ để nhận phải sản phẩm không ưng ý, chất lượng kém.
- Chọn nguyên liệu làm khuôn phù hợp đối với ép kim để đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Nếu không có kinh nghiệm hay hiểu biết về ép nhũ, ép kim thì có thể nhờ đơn vị in ấn tư vấn để lựa chọn.
- Nên có mẫu thiết kế trước khi đi in để giúp quá trình làm việc được nhanh chóng, hiệu quả nhất.
- Nên xem sản phẩm mẫu trước khi tiến hành in hàng loạt.
5. Địa điểm in ấn tem ép nhũ, ép kim uy tín
Công ty cổ phần PVN có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn và đội ngũ nhân viên thâm niên trong nghề với tay nghề cao. Đơn vị đảm bảo cam kết cho ra đời những mẫu tem nhãn ép kim chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ in ấn tại đây.
Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp: Tất nhiên, không phải ai cũng là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Những người hiểu rõ về các phương pháp in ấn nhất không ai khác chính là các chuyên gia từ cơ sở in ấn. Khách hàng hãy nêu ý tưởng của mình và nhờ đơn vị in ấn tư vấn để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Tóm lại, tem nhãn ép nhũ giúp mang lại vẻ ngoài bắt mắt, sang chảnh cho sản phẩm. Đồng thời, với độ bền bỉ bất kể môi trường ẩm ướt hay nhiệt độ thấp của loại tem nhãn metalize này giúp chúng trở thành lựa chọn hàng đầu khi chế tác các sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu in tem nhãn ép kim chất lượng, đẹp mắt và nhận vô số đãi ngộ tuyệt vời, đừng ngần ngại lên hệ với PVN ngày hôm nay để được tư vấn và báo giá tức thời.
Đặt in online
- Gửi file sản phẩm đến email: print.vietnam.ld@gmail.com
- Tư vấn, đặt hàng và báo giá qua số hotline/zalo: 0985.657.186
Đặt in trực tiếp:
Bạn có thể đến công ty để thăm quan sẽ có nhân viên tư vấn cũng như giới thiệu về các đầu máy móc, quy trình chi tiết cho bạn
Nhà xưởng Hà Nội: Lô 44D, kcn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Nhà xưởng HCM: 1/21A , đường Bà Điểm 4, ấp Tiền lân, xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, tp HCM
SĐT: 0985.657.186